Làm website đa ngôn ngữ với WordPress là điều hoàn toàn có thể, trước kia khi kho plugin chưa có nhiều lựa chọn thì chắc các bạn cũng đã từng nghe qua plugin qTranslate, nhưng sau này do tác giả của plugin chậm cập nhật, đã có nhiều phiên bản biến thể được trình làng. Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn thêm 1 plugin khác có thể dùng làm song ngữ cho WordPress đó là Polylang.
Polylang là plugin giúp bạn làm song ngữ hay nói cách khác là làm đa ngôn ngữ cho WordPress. Cách thức hoạt động của plugin này cũng tương đối dễ, bạn chỉ cần cài đặt và vào cấu hình trong bảng điều khiển của WordPress.
- Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển WordPress
- Hướng dẫn cài đặt plugin WordPress
- Những plugin có thể làm đa ngôn ngữ cho WordPress
Trước khi tiến hành cài đặt plugin Polylang thì bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bên trên để biết thêm thông tin nếu như bạn mới lần đầu làm quen với WordPress. Nếu bạn đã quen với việc cài đặt và cấu hình cho plugin rồi thì tiếp tục xuống phần bên dưới.
Sau khi kích hoạt plugin, bạn vào bảng điều khiển, Settings, Languages để cấu hình trước khi sử dụng. Nếu bạn tìm không thấy menu thì bạn có thể vào cấu hình theo đường dẫn:
1
| wp-admin/options-general.php?page=mlang |
Bên trong trang cài đặt sẽ có 3 tab: Languages để bạn quản lý ngôn ngữ, Strings translations để bạn quản lý các bản dịch, Settings để bạn cài đặt chung cho plugin và Lingotek để bạn kết nối với dịch vụ dịch ngôn ngữ tự động.
Bạn có thể thêm các ngôn ngữ mà blog của bạn muốn sử dụng, ở đây mình thêm ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Trong hình bên trên, bạn thấy hình có ngôi sao màu đen ở dòng English, điều này có nghĩa là mình dùng ngôn ngữ Tiếng Anh làm mặc định.
Nếu muốn dịch chuỗi thì bạn chỉ cần chuyển sang tab Strings translations, sau đó dịch lại theo sở thích của bạn cho từng ngôn ngữ.
Nếu bạn muốn dịch chữ trong template của giao diện hoặc plugin thì bạn sử dụng hàm pll_register_string, sau đó xuất chuỗi ra ngoài bằng cách sử dụng hàm pll_e hoặc pll__.
Khi tạo chuyên mục, thẻ hoặc bài viết thì bạn sẽ lựa chọn ngôn ngữ mặc định cho đối tượng đó trước, sau đó cung cấp các bản dịch cho từng ngôn ngữ nhất định, khi người dùng lựa chọn ngôn ngữ bên ngoài thì hệ thống sẽ tự động lấy nội dung với ngôn ngữ tương ứng để hiển thị.
Như vậy qua bài viết này bạn đã biết cách làm đa ngôn ngữ cho WordPress với plugin Polylang, vẫn còn nhiều plugin khác có thể giúp bạn làm điều này, tuy nhiên mình chỉ giới thiệu cho bạn những plugin dễ sử dụng và đặc biệt là miễn phí. Bạn có thể tìm trên Google để có những bài viết liên quan đến hướng dẫn sử dụng Polylang, kiến thức thì rất nhiều, chủ yếu là bạn phải chịu khó để nghiên cứu. Chúc bạn thành công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét